Xây dựng xanh – Beton xanh

Những ai giải được bài toán xây dựng xanh sẽ hưởng lợi lớn từ một ngành có quy mô lên tới 610,61tỉ USD vào năm 2027

Đối với Bryan Kalbfleisch, xi măng là một phần của cuộc sống. “Tôi được sinh ra và lớn lên trong ngành bê tông trộn sẵn”, Kalbfleisch giải thích lý do là vì cha ông đã làm việc trong ngành này suốt 40 năm. Hiện anh làm điều mà mình chưa từng tưởng tượng: phát triển loại bê tông có thể lưu giữ CO2 để đối phó với biến đổi khí hậu. Startup Solidia Technologies mà anh điều hành là một trong số đơn vị đang nỗ lực giải quyết vấn đề cực kỳ nóng trong ngành xây dựng: làm sao sản xuất bê tông mà không thải ra một lượng lớn khí nhà kính.

Bê tông là một trong những hàng hóa được sử dụng nhiều nhất thế giới, chỉ đứng thứ 2 sau nước và cũng thuộc nhóm gây ô nhiễm nhất. Ngành này thải khoảng 2,6 tấn CO2 mỗi năm, tương đương 6% lượng khí thải toàn cầu. Nếu là một quốc gia, bê tông sẽ đứng thứ 4 thế giới về lượng thải khí.

Tính cả ngành xây dựng, ngành này chiếm 1/3 lượng thải khí toàn cầu và 1/3 lượng tiêu thụ tài nguyên của thế giới. Khí CO2 thải ra từ ngành xây dựng ước đạt 15,6 tỉ tấn vào năm 2030. Vì thế, cắt giảm tác động môi trường của ngành xây dựng rất cấp bách trong việc đảm bảo sự sinh tồn của các thế hệ mai sau.

Một dấu hiệu tích cực là sự phát triển mạnh mẽ của các dự án cơ sở hạ tầng, chủ yếu ở các nền kinh tế mới nổi, đang thúc đẩy ngành xây dựng xanh. Cùng với đó là xu hướng chuyển dịch sang vật liệu tái tạo và sáng kiến từ chính phủ các nước nhằm giảm khí thải nhà kính.

Nhưng thách thức lớn trong việc xanh hóa ngành xây dựng là ngành này có tính chất phân mảnh và thiếu liên kết.Một dự án xây dựng có thể liên quanđến hàng trăm hoặc hàng ngàn tổ chức khác nhau trong một chuỗi cung ứng. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào xanh hóa mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng của ngành xây dựng. Chỉ việc xanh hóa một mắt xích trong chuỗi cung ứng đã là chuyện không dễ dàng. Lấy ví dụ ở mảng phát triển vật liệu xây dựng xanh, cụ thể là xi măng, một vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng.

Ian Riley, đứng đầu Hiệp hội Xi măng Thế giới, cho biết ngành xi măng đã cắt giảm lượng khí thải tới hơn 1/5 trong suốt 2 thập niên qua, theo các phương thức truyền thống như sử dụng lò nung tiết kiệm điện năng hơn, các nguồn năng lượng sạch hơn và sản xuất xi măng với lượng clinker thấp hơn. Theo ước tính của Riley, ngành xi măng có thể giảm lượng khí thải thêm 30% bằng cách áp dụng các phương pháp trên, nhưng không cách nào giảm xuống mức zero. “Những cách dễ nhất đã triển khai hết rồi. Còn lại 70% lượng khí thải chúng ta vẫn chưa giải quyếtđược. Đối với 70% lượng khí thải này, chúng ta phải tìm một số phương pháp tiếp cận mới”, ông nói.

Chắc chắn bất kỳ ai giải được bài toán xi măng sẽ hưởng lợi lớn từ một ngành trị giá 300 tỉ USD mỗi năm. Điều này có lẽ phần nào giải thích vì sao các startup sản xuất xi măng carbon thấp đang thu hút một số nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng như Breakthrough Energy của Bill Gates, Climate Pledge Fund của Amazon cũng như nhà đầu tư mạo hiểm John Doerr của Kleiner Perkins. Chỉ riêng vốn mạo hiểm rót vào các startup xi măng xanh đã lên tới hơn 100 triệu USD trong 12 tháng qua.

Ảnh: cnbc.com

CarbonCure, một startup ở Canada, đã phát triển một thiết bị đưa CO2 vào thời điểm trộn xi măng với nước và cát để tạo ra bê tông. Ảnh: cnbc.com

 

“Lĩnh vực này thực sự thú vị đối với chúng tôi, bởi đây là một vấn đề rất lớn cần được giải quyết”, Jonah Goldman, Giám đốc Điều hành Breakthrough Energy, nhận xét. Công ty này gần đây đã đầu tư vào 3 startup xi măng là Solidia, CarbonCure và Ecocem.

CarbonCure, một startup ở Canada, đã phát triển một thiết bị đưa CO2 vào thời điểm trộn xi măng với nước và cát để tạo ra bê tông. Cách làm này vĩnh viễn lưu trữ CO2 và làm cho bê tông rắn chắc hơn. Rob Niven, sáng lập kiêm CEO CarbonCure, cho biết, mục tiêu của Công ty là lưu trữ 500 triệu tấn CO2 mỗi năm. Thiết bị của CarbonCure được sử dụng tại hơn 400 điểm trộn bê tông và được sự hậu thuẫn từ các nhà đầu tư như Mitsubishi, Microsoft và Amazon. Nguồn thu của CarbonCure đến từ việc cấp phép cho các công ty xây dựng sử dụng công nghệ của Hãng và từ việc bán tín chỉ carbon đối với lượng CO2 được hấp thụ. “Công việc của chúng tôi là tạo ra giá trị từ CO2 và lưu trữ chúngmãi mãi để chúng không bao giờ đi vào khí quyển, góp phần đối phó với biến đổi khí hậu”, Niven nói.

Solidia và CarbonBuilt (Mỹ) cũng đã phát triển các công nghệ sản xuất bê tông riêng. Magali Anderson, Giám đốc Bền vững của tập đoàn xi măng Thụy Sĩ Holcim, thì cho biết Holcim đang nghiên cứu các vật liệu khác nhau như đất sét nung thành vôi để sản xuất xi măng có lượng thải khí thấp hơn, bên cạnh những cách tiếp cận khác. Theo Anderson, thu giữ carbon sẽ là giải pháp cần thiết trong dài hạn. Holcim có hơn 20 dự án đang được triển khai để thử nghiệm các phương pháp khác nhau nhằm thu giữ carbon từ quá trình sản xuất xi măng.

Nhưng thậm chí dù cho các công nghệ có được cải tiến, sẽ rất đắt đỏ để sản xuất ra xi măng zero carbon. Như nhận định của ông Adair Turner, Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng, cùng với các ngành khác như hàng không và vận tải biển, xi măng vẫn là một trong những ngành khó nhất trong việc khử carbon. “Đối với xi măng, tính toán của chúng tôi là để đạt được net zero, chi phí sản xuất xi măng có thể tăng gấp đôi, đẩy chi phí bê tông tăng đến 30%. Vì thế, câu hỏi đặt ra là ai sẽ trả cho phần chi phí tăng thêm này,ai sẽ sẵn lòng trả nhiều hơn cho một tòa nhà làm bằng xi măng zero carbon. Đây là một thách thức còn lớn hơn cả đối với ngành ô tô và thép”, ông nói.

Chi phí cao hơn của các vật liệu xây dựng xanh là một trở ngại cho ngành xây dựng. Vì thế, cần có cơ chế khuyến khích phát triển những vật liệu xây dựng xanh có giá cạnh tranh. Chẳng hạn, ở châu Âu, nhiều quy định nghiêm ngặt hơn được ban hành đã đẩy mạnh nhu cầu đối với các vật liệu xanh đáp ứng quy định. Một số ý kiến cho rằng những quy định xanh từ chính phủ có thể buộc ngành xây dựng phải tuân thủ nhưng cũng cần lưu ý quy định nghiêm ngặt hơn đang đẩy cao chi phí xây dựng ở các công trình xanh, khiến khó cạnh tranh với các dự án xây dựng truyền thống. “Các quy định mới của chính phủ cần được ban hành tiệm tiến để những nhà phát triển dự án có thời gian điều chỉnh cho phù hợp trong khi vẫn sống được”, Robert Hauser, CEO Công ty phát triển bất động sản Mỹ Stonehaus, đề xuất.

Sức ép từ người tiêu dùng cũng là động lực thúc đẩy xu hướng xanh. Cùng với đó là khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa vào việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới nhằm giảm mạnh chi phí trong ngành xây dựng xanh. Theo Emergen Research, quy mô thị trường xây dựng xanh ước lên tới 610,61 tỉ USD vào năm 2027. Đây là yếu tố hấp dẫn bất kỳ người tham gia nào.

https://nhipcaudautu.vn/kinh-te-xanh/xay-dung-xanh-3341265?fbclid=IwAR3sDKX2N9Bv04ZzgqPUT_4e8geVEtMnLmE5IiPxOZb1Nb0nVJMdIxydXHA

Tại Việt Nam, Xi măng Insee là thương hiệu tiên phong trong áp dụng tiêu chuẩn xanh vào quy trình sản xuất, thành phẩm bán ra thị trường với thương hiệu Insee Eco và có chứng nhận tiêu chuẩn xanh trên mỗi bao bì, Nam Hai construction là đơn vị phân phối dòng sản phẩm này trên thị trường.

Thông tin liên hệ Nam Hai Construction

  • Địa chỉ: 126/7 Duy Tân, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hotline: 0974278302 Mr Hải
  • Email: [email protected]
  • Website: www.namhaicons.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *